Máy bơm chìm khai thác nước ngầm và khoan giếng
Máy bơm chìm trong khai thác nước ngầm và kỹ thuật khoan giếng: Hiện ngay nguồn nước ngầm thường khai thác nước từ những giếng khoan, việc khoan giếng để khai thác nước ngầm hiện nay thường với lượng nước tương đối lớn và để sử dụng sinh hoạt và phục vụ sản xuất, tưới tiêu vv..
Thiết bị máy bơm chìm, máy bơm nước giếng khoan được sử dụng trong giếng khoan dân dụng và công nghiệp thường là máy bơm hỏa tiễn thả chìm. Máy bơm chìm hỏa tiễn thường có kích cỡ từ 4 inch đến 16 inch, lưu lượng bơm có thể đạt đến hơn 1.000 m3/h với cột áp tới vài trăm mét.
Vị trí giếng khoan, kỹ thuật khoan giếng là những yếu tố chính quyết định đến lưu lượng và chất lượng nguồn nước. Sau đây là những điểm cơ nhất về kỹ thuật khoan giếng để khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm.
Cấu tạo của giếng khoan thường bao gồm 4 bộ phận chính như sau:
– Miệng giếng: Là vị trí thả, đặt máy bơm nước giếng khoan – là máy bơm hỏa tiễn.
– Thân giếng khoan: Thường được làm từ vật liệu ống thép hoặc nhựa uVPC.
– Ống lọc nước, đây cũng là bộ phận thu nước.
– Ống lắng: Vị trí được đặt dưới ống lọc nước.
Các vị trí thường chọn để khoan giếng
– Vùng thấp, vị trí có tầng chứa nước dày
– Giếng khoan phục vụ sinh hoạt, cấp nước sinh hoạt thường là giếng khoan nhỏ, có đường kính khoảng 60mm.
– Giếng khoan phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, tưới tiêu vv.. thường là giếng lớn.
Khoảng cách giữa các giếng khoan cũng được lưu ý và chọn khoảng cách phù hợp, thường giếng nhỏ thì khoảng cách xa nhau cũng nhỏ, nhưng với giêng lớn thì khoảng cách cũng tăng tỉ lệ thuận cho phù hợp.
Các phương pháp thi công giếng khoan: Thường có 3 phương pháp là (1) khoan xoay dùng dung dịch đất sét; (2) khoan xoay dùng ống chống và (3) đóng giếng.
Các bước thực hiện khoan giếng
- Lựa chọn vị trí giếng khoan theo các điều kiện địa chất, thủy văn.
- Xác định kết cấu giếng khoan để chọn phương pháp khoan giếng phù hợp với điều kiện.
- Giếng khoan sẽ gồm ống chống, ống lọc và ống lắng, phải đảm bảo nước bẩn không xâm nhập vào giếng khoan.
- Bơm, súc rửa giếng: Hút nước từ trong giếng ra ngoài khoảng 2 giờ để loại bỏ hết lớp nước bị nhiễm bẩn vv..
- Kiểm tra nước nếu bị nhiễm sắt thì cần dùng bể lọc phèn để xử lý
- Trường hợp sau khi khoang, nếu giếng khoan không có nước thì cần phải lấp giếng theo đúng yêu cầu và hướng dẫn trong công văn của Sở NN và PT NT.
Vận hành, lựa chọn máy bơm chìm và sử dụng giếng khoan sau khi đã khoan giếng
– Có thể dùng bơm lắc tay, máy bơm chìm hoặc bơm điện để hút nước, nhưng ngày nay thường sử dụng máy bơm hỏa tiễn thả chìm để làm máy bơm nước giếng khoan.
– Chống rỏ rỉ điện nếu dùng bơm điện, vệ sinh quanh khu vực giếng vv..